Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng tạo việc làm, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Hà Nội phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch để phát triển kinh tế…
Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng tạo việc làm, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Hà Nội phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch để phát triển kinh tế…
Điểm đến hấp dẫn thứ 4 thế giới
Tiềm năng của du lịch Hà Nội là rất lớn, lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan, truyền thống văn hóa đặc sắc với hàng nghìn lễ hội và các di tích lịch sử, khảo cổ, làng nghề thủ công mỹ nghệ... Về tiềm năng con người, Hà Nội có lực lượng lao động trẻ hùng hậu, có đội ngũ người làm du lịch được từng bước đào tạo bài bản. Ở nhiều địa phương, du lịch đã và đang chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và sinh kế cho hàng triệu người lao động.
Phó Giám đốc HPA Bùi Duy Quang cho biết: Hà Nội có mật độ di tích lịch sử văn hóa hàng đầu cả nước với trên 6.000 di tích đã được xếp hạng, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO xếp hạng như di sản văn hóa thế giới Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, di sản văn hóa phi vật thể Lễ Hội Gióng, bên cạnh đó Hà Nội còn có trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích quốc gia, nhiều di tích quốc gia đặc biệt.
Với những giá trị tinh túy và đặc sắc hội tụ văn hóa Việt, Hà Nội trong những năm qua luôn được du khách quốc tế bình chọn bậc nhất trong tất cả các điểm đến du lịch của cả nước và có thể xứng tầm cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Năm 2024, Hà Nội được tạp chí Tripadvisor bầu chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 4 thế giới và là điểm đến ẩm thực hàng đầu Thế giới.
Đổi mới sáng tạo trên nền lịch sử
Theo số liệu thống kê, Quý I/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách du lịch nội địa ước đạt 412 nghìn lượt người, tăng 21,9%; khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt người, tăng 58,3%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của Hà Nội ước đạt 24,9 nghìn tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, tăng 47,6%. Hướng đến hoàn thành mục tiêu đón 27 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội năm 2024, trong đó có 5,5 triệu lượt khách quốc tế. Hà Nội, áp dụng đổi mới sáng tạo nhằm phát triển tiềm năng du lịch, đồng thời thu hút sự quan tâm của thế hệ trẻ hiện nay đối với di sản văn hóa truyền thống…
Trong bối cảnh đất nước phát triển, quy hoạch TP, việc phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch đặc biệt là các giá trị di sản văn hóa truyền thống vừa khai thác giá trị văn hóa đồng thời bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững ở các đại phương trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Hà Nội phát triển du lịch văn hóa trong chiến lược và quy hoạch phát triển cần đa dạng sản phẩm du lịch và sáng tạo
Giám đốc Công ty lữ hành Hà Nội Tourist, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Lê Hồng Thái chia sẻ: “Việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khai thác những giá trị văn hóa lịch sử, các nghiên cứu về sản phẩm tham quan gắn với làng nghề truyền thống… Là tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội”.
Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Chủ tịch Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt cho biết, sẽ ứng dụng công nghệ thực tế ảo để hỗ trợ xây dựng nên những tour du lịch thông minh, xây dựng kế hoạch truyền thông, không gian thực tế ảo để du khách được hòa mình vào điểm đến, được trực tiếp tương tác bằng mọi giác quan. Áp dụng khoa học công nghệ để tạo sản phẩm, phục dựng các hoạt cảnh liên quan đến học hành, thi cử đỗ đạt xưa, như phục dựng lễ vinh quy bái tổ, lễ xướng danh, hay lớp học xưa…
Phó Giám đốc Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nguyễn Văn Tú đưa ra các định hướng: xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành trung tâm, không gian văn hóa giáo dục, không gian văn hóa khoa học, điểm du lịch nổi tiếng, cao cấp của quốc gia, quốc tế qua việc tăng cường số lượng, chất lượng, đa dạng hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ trong buổi đón tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tới Hà Nội: “Trong quá trình phát triển, người dân luôn có xu hướng tìm về những giá trị truyền thống, hồi tưởng quá khứ và mong muốn bày tỏ sự biết ơn những tiền bối dày công giữ gìn một Việt Nam độc lập và phát triển.
Thế nên, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản là một trong những mục tiêu quan trọng của Hà Nội nhằm nuôi dưỡng các giá trị truyền thống, phát huy giá trị di sản cũng như truyền lại tình yêu nước cho thế hệ sau”. Về những mục tiêu trước mắt, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết nhiệm vụ của TP là hòa bình, an toàn, xanh-sạch- đẹp. Môi trường không khí, môi trường nước là những trọng tâm Hà Nội hướng tới trong tương lai.
Tài Chính Xuyên Việt
Comments 0