Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, trong tháng 4/2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 58,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, trong tháng 4/2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 58,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, trong tháng 4/2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 58,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong tổng số gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua, khách đến bằng đường hàng không chiếm 83,7%; đường bộ 13,8% và đường biển là 2,5%.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với 1,6 triệu lượt (chiếm 25,8%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ hai, đạt 1,25 triệu lượt (chiếm 20%), tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí thứ ba (418 nghìn lượt), Mỹ ở vị trí thứ tư (301 nghìn lượt), Nhật Bản ở vị trí thứ năm (235 nghìn lượt).
Du lịch Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa. Tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn duy trì ở mức tốt, đạt trên 1,5 triệu lượt trong tháng này. Đáng mừng, tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với thời điểm trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển rất tốt của thị trường du lịch Việt Nam.
Về động lực tăng trưởng, châu Á đang là khu vực dẫn đầu với mức tăng 77,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á có tăng trưởng cao nhất, đó là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Bên cạnh đó, các thị trường Đông Nam Á tăng trưởng tốt, như Indonesia, Philippines, Malaysia, Campuchia, Singapore. Chỉ có thị trường Thái Lan giảm 18%. Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng (41,1%), Australia tăng 37,8%.
Các thị trường châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh với 63,8% nhờ vào hiệu quả từ chính sách thị thực thông thoáng được áp dụng từ 15/8/2023. Hầu hết các thị trường đều rất khả quan, trong đó có các thị trường chính như: Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nga, Thụy Điển, Thụy Sỹ.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, khách du lịch đến Hà Nội trong tháng 4 ước đạt 605 nghìn lượt người, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 43,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khách quốc tế ước đạt 450 nghìn lượt người, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 60% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa ước đạt 155 nghìn lượt người, tăng 15,7% so với tháng trước và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2.147 nghìn lượt người, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế ước đạt gần 1.576 nghìn lượt người, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, khách đến từ Hàn Quốc đạt 179,6 nghìn lượt người, tăng 28,2%; Trung Quốc 160,8 nghìn lượt người, gấp 2,4 lần; Mỹ 116,5 nghìn lượt người, tăng 41%; Anh 97,6 nghìn lượt người, tăng 64,9%; Đức 68,6 nghìn lượt người, tăng 73,9%; Malaysia đạt 46,6 nghìn lượt khách, tăng 31,6%; Singapore đạt 32 nghìn lượt người, tăng 10,2%...
Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2024, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu số lượng khách du lịch đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với ước năm 2023. Trong đó, có 5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 25% so với ước thực hiện năm 2023 và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so với ước thực hiện năm 2023.
Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với ước thực hiện năm 2023. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 60%, tăng 2 điểm % so năm 2023.
Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường kết nối giữa các điểm đến, trung tâm tổ chức sự kiện với đơn vị lữ hành; làm phong phú trải nghiệm tại các điểm đến để thu hút dòng khách du lịch MICE.
Đồng thời, sẽ đồng hành cùng với đó, các doanh nghiệp du lịch cũng nên tập trung tạo các sản phẩm du lịch mới như du lịch sức khỏe, chữa bệnh, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch golf…
Comments 0