Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), khối lượng trái phiếu DN đáo hạn trong quý 2/2023 lên tới 74 nghìn tỷ đồng, con số cao nhất trong năm 2024.
Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), khối lượng trái phiếu DN đáo hạn trong quý 2/2023 lên tới 74 nghìn tỷ đồng, con số cao nhất trong năm 2024.
Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), khối lượng trái phiếu DN đáo hạn trong quý 2/2023 lên tới 74 nghìn tỷ đồng, con số cao nhất trong năm 2024.
Tại báo cáo thị trường trái phiếu tháng 3, MBS cho biết lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3, tổng giá trị trái phiếu DN phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ. Lãi suất trái phiếu DN bình quân gia quyền trong tháng 3/2024 ước khoảng 10,7%, cao hơn so với mức trung bình 8,3% của năm 2023. Từ đầu năm đến nay, bất động sản là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng (cùng kỳ năm trước phát hành 24 nghìn tỷ đồng) chiếm tỷ trọng 43%, lãi suất bình quân gia quyền là 11,6%/năm, kỳ hạn bình quân 2,5 năm. Các DN phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển bất động sản Hải Đăng (2,5 nghìn tỷ đồng), Tập đoàn Vingroup - CTCP (2 nghìn tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Thương mại Việt An (1,2 nghìn tỷ đồng).
Xếp sau là nhóm ngành xây dựng-vật liệu xây dựng với tổng giá trị phát hành đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ), tỷ trọng 40%. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu xây dựng, vật liệu xây dựng vẫn là 10,6%/năm, kỳ hạn bình quân là 8,8 năm.
Trong tháng 3, giá trị trái phiếu mua lại trước hạn ước tính khoảng hơn 2,5 nghìn tỷ đồng, giảm 87% so với tháng trước. Lũy kế từ đầu năm đến nay, khoảng hơn 13,1 nghìn tỷ đồng trái phiếu DN đã được mua lại trước hạn, giảm 64% so với cùng kỳ.
MBS đánh giá áp lực đáo hạn trái phiếu từ nay đến hết năm vẫn rất lớn, nhất là các DN bất động sản. Chính sách cho phép giãn, hoãn nợ trái phiếu và cho hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản hoặc sản phẩm khác, tiếp tục được nối dài sang năm 2024, giúp nhiều DN giảm bớt áp lực vào thời điểm đáo hạn.
Áp lực đáo hạn sẽ rơi vào lần lượt quý 2 với 74 nghìn tỷ đồng và quý 3 với 52 nghìn tỷ đồng. Hiện tại, tổng giá trị trái phiếu DN chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 193,6 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 19% dư nợ trái phiếu DN toàn thị trường. Trong đó, nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả.
Theo đánh giá của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), nếu so với tình trạng gần như đóng băng của phát hành trái phiếu DN trong quý 1/2023 khi hầu như không có đợt phát hành nào thì kết quả phát hành trong quý 1/2024 đã hết sức khả quan. Liên quan tới trái phiếu DN đến hạn, theo VBMA, từ nay đến hết năm 2024, tổng giá trị trái phiếu là 213.521 tỷ đồng, trong đó 37% giá trị trái phiếu thuộc nhóm bất động sản (khoảng 79.597 tỷ đồng), theo sau là nhóm ngân hàng với gần 54.497 tỷ đồng, chiếm 26%.
Số liệu của VBMA cho thấy, trong tháng 2/2024, có 7 DN công bố chậm trả gốc, lãi trong tháng với tổng giá trị khoảng 6.213 tỷ đồng (gồm lãi và dư nợ còn lại của trái phiếu); 24 mã trái phiếu được gia hạn thời gian trả lãi, gốc hoặc thời gian mua lại trái phiếu trước hạn.
Riêng với trái phiếu của DN bất động sản, nhiều chuyên gia cho rằng, áp lực chưa thể giải tỏa nhiều. Bởi thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, việc tháo gỡ pháp lý cho các dự án còn chậm, khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của các DN còn tiếp diễn. Áp lực đối với dòng tiền và vấn đề trái phiếu đáo hạn vẫn sẽ là thách thức lớn đối với nhóm DN bất động sản. Công ty Xếp hạng tín nhiệm VIS Ratings đánh giá, trong năm 2024, thị trường trái phiếu DN bước vào chu kỳ phát triển mới bắt đầu từ triển vọng tín dụng cải thiện. Tỷ lệ chậm trả gốc, lãi đã đạt đỉnh trong năm 2023. Triển vọng tín dụng sẽ cải thiện dần trong năm 2024, được hỗ trợ bởi điều kiện kinh doanh trong nước hồi phục và chi phí huy động vốn ở mức thấp. Điều này sẽ hỗ trợ khả năng trả nợ và tìm kiếm nguồn tài chính mới của các DN.
Comments 0