Cách nhận biết nước nhiễm mặn nào chính xác nhất? Click xem bài viết để tìm hiểu các cách nhận biết đơn giản, nhanh chóng để xử lý nước kịp thời nhé.
Cách nhận biết nước nhiễm mặn nào chính xác nhất? Click xem bài viết để tìm hiểu các cách nhận biết đơn giản, nhanh chóng để xử lý nước kịp thời nhé.
Tình trạng nước nhiễm mặn của nước ta đã có từ lâu, đặc biệt là những khu vực thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long thì vấn đề này lại càng nghiêm trọng. Tác hại của nước nhiễm mặn đối với cuộc sống và hoạt động canh tác thường nhật của con người thực sự rất khó khăn. Chính vì thế bạn hãy học cách nhận biết nước nhiễm mặn để kịp thời xử lý sớm bằng cách theo dõi bài viết dưới đây của Tài Chính Xuyên Việt nhé.
Nước nhiễm mặn là nguồn nước có hàm lượng muối hòa tan vượt quá 300mg/l. Tại các vùng ven biển, nguồn nước bị nhiễm mặn, đã không còn xa lạ. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do sự biến đổi khí hậu khiến cho nước biển dâng cao và xâm lấn vào trong đất liền. Vào mùa khô, nhiều tỉnh miền Tây nước ta còn xảy ra tình hạn mặn kéo dài. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt, nuôi trồng của người dân.
Nước nhiễm mặn là nước sở hữu hàm lượng muối hòa tan vượt quá 300mg/l
>> Xem thêm bài viết:
Trước khi nắm được cách nhận biết nước nhiễm mặn, bạn nên tìm hiểu một số tác hại của tình trạng này đối với đời sống sinh hoạt và hoạt động nuôi trồng, sản xuất của con người. Cụ thể:
Dù đã dự trữ nước ngọt trước khi hạn mặn trước mùa hạn mặn. Nhưng việc dự trữ lượng lớn để sử dụng trong thời gian dài là rất bất khả thi. Nước nhiễm mặn ở mức độ nhẹ nếu không được xử lý, vẫn dùng làm nước sinh hoạt. Gây nhiều tác hại tới đời sống, sức khỏe của con người.
Tác hại nghiêm trọng của nước nhiễm mặn tới đời sống sinh hoạt
Không chỉ tác động đến sức khỏe, đời sống sinh. Nguồn nước bị nhiễm mặn còn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nuôi trồng:
Dựa theo bảng nồng độ muối hòa tan, nước ngọt là nước có độ mặn <1. Chính vì thế, bạn có thể nhận biết nước nhiễm mặn bằng các cách sau:
Tùy vào thực trạng xâm nhập mặn, mỗi địa phương đều có bảng thể hiện độ mặn nhất định của nguồn nước. Người dân sẽ dựa vào bảng thông báo này để có phương án xử lý kịp thời.
Hầu hết người dân đều dựa vào bảng thông báo đến từ chính quyền địa phương để có phương án tích trữ nước. Đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, tưới trồng khi mùa xâm nhập mặn đến.
Cách nhận biết nước nhiễm mặn đó là tiếp nhận thông tin từ chính quyền địa phương
Cách đơn giản để kiểm tra nước nhiễm mặn là thử bằng miệng. Khi nếm có vị ngọt nhưng sau đó cảm thấy hơi tê tê đầu lưỡi thì nước có thể có độ mặn từ 0,5 – 1. Độ mặn cho phép trong có thể sử dụng để tưới cây và sinh hoạt. Nếu nếm cảm thấy vị mặn rõ rệt hoặc độ mặn tăng dần theo thời gian cảm nhận từ lưỡi thì nguồn nước có thể có độ mặn >1.
Trước sự thay đổi bất thường của hiện tượng xâm nhập mặn. Các thiết bị nhỏ gọn thử độ mặn được bán phổ biến trên thị trường. Có nhiều thiết bị đo khác nhau như: đo độ mặn cùng với độ cứng và một số chỉ tiêu khác hoặc chỉ đo riêng độ mặn, độ cứng.
Dựa trên đánh giá của người dùng, bút đo độ mặn được sử dụng nhiều vì tính tiện lợi và độ chính xác cao. Nhúng thiết bị vào nước thì kết quả sẽ hiển thị ngay trên màn hình.
Cách nhận biết nước nhiễm mặn thông qua việc đo nồng độ bằng bút thử độ mặn
Có nhiều biện pháp xử lý nước nhiễm mặn, trong đó, phổ biến nhất là 2 biện pháp dưới đây:
Nguyên lý của phương pháp này là dùng nhiệt làm sôi nước. Ở nhiệt độ cao, nước tinh khiết sẽ bay hơi và tích tụ thành dạng lỏng. Với phương pháp này, bạn có thể tận dụng với nhiều loại nước ở nhiều độ mặn khác nhau. Tuy nhiên biện pháp cũng gây tiêu tốn nhiều thời gian và nguyên liệu đốt, do đó chỉ phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ, lượng nước xử lý không nhiều.
Để khử muối trong nước, bạn có thể sử dụng phương pháp hoá học, qua phản ứng trao đổi ion. Với 2 cột lọc OH- và H+, muối trong nước sẽ được hòa tan theo chuỗi phản ứng, trả lại nguồn nước tinh khiết chất lượng.
Trên đây chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu về khái niệm, tác hại, cách nhận biết nước nhiễm mặn và phương pháp xử lý phù hợp. Hy vọng sau khi xem bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để xóa bỏ nỗi lo về nguồn nước bị nhiễm mặn.
Comments 0