Bạn quan tâm đến thấu kính hội tụ thì click xem bài viết này để tìm hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và cách nhận biết thấu kính hội tụ nhé.
Bạn quan tâm đến thấu kính hội tụ thì click xem bài viết này để tìm hiểu rõ về khái niệm, đặc điểm và cách nhận biết thấu kính hội tụ nhé.
Trong chương trình học Vật lý lớp 9, có truyền tải cho học sinh kiến thức về thấu kính hội tụ. Nếu bạn chưa hiểu rõ khái niệm, đặc điểm và cách nhận biết thấu kính hội tụ thì đọc bài viết dưới đây của Tài Chính Xuyên Việt nhé.
Theo định nghĩa về quang học, thấu kính là một dụng cụ quang học dùng để hội tụ hay phân kỳ những chùm ánh sáng khác nhau. Còn trong ngữ cảnh rộng, thấu kính quang học là các thấu kính làm việc với ánh sáng và bằng kỹ thuật truyền thống.
Vậy thấu kính hội tụ cho ảnh gì? Khác với thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ là thấu kính có màu trong suốt, với phần rìa mỏng hơn phần giữa. Chúng thường được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu.
Thấu kính mà chùm tia sáng sau khi đi qua kính sẽ hội tụ tại một điểm
>> Xem thêm bài viết:
Đặc điểm của thấu kính hội tụ sẽ bao gồm tia sáng đi qua thấu kính, hình dạng và chất liệu của thấu kính hội tụ:
Thấu kính hội tụ được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa phía bên ngoài sẽ mỏng hơn ở giữa.
Hình minh hoạ hình dạng của thấu kính hội tụ
Có rất nhiều chất liệu được sử dụng để làm thấu kính hội tụ. Thông thường nó được làm từ những vật liệu trong suốt như nhựa hoặc thủy tinh.
Thấu kính làm bằng thủy tinh có chất lượng tốt, chống xước hiệu quả
Để nhận biết thấu kính hội tụ chính xác, mọi người có thể tham khảo 3 cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Dùng tay để nhận biết được chúng qua độ dày của phần trung tâm và độ dày phần rìa. Nếu phần rìa của thấu kính đó mỏng hơn so với phần trung tâm, thì đó là thấu kính hội tụ.
Đưa thấu kính gần vào dòng chữ trên sách. Nếu thấu kính có thể làm cho dòng chữ nhìn qua thấu kính lớn hơn so với nhìn trực tiếp trên sách thì đó chính là thấu kính hội tụ.
Dùng thấu kính hứng ánh sáng ngọn đèn đặt ở xa lên màn hứng. Nếu chùm sáng đó hội tụ trên màn thì đó chính là thấu kính hội tụ.
Cách nhận biết thấu kính hội tụ bằng cách hứng ánh sáng của ngọn đèn đặt ở xa
Dưới đây là một số khái niệm xung quanh liên quan đến thấu kính hội tụ mà bạn cần ghi nhớ bên cạnh việc hiểu rõ khái niệm, đặc điểm và cách nhận biết. Gồm:
Trục chính của thấu kính hội tụ chính là tia ló, có thể truyền thẳng qua vật và không bị đổi hướng khi đi qua thấu kính.
Đối với thấu kính hội tụ thì quang tâm chính là điểm mà mọi tia sáng đi tới điểm này đều có thể truyền thẳng và không bị đổi hướng. Quang tâm ký hiệu là O.
Đối với tiêu điểm của thấu kính hội tụ được kí hiệu là F. Chúng có chùm tia ló hội tụ tại một điểm và có chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính. Hệ thống đường truyền của ba tia sáng đặc biệt như sau:
Với tiêu cự thấu kính hội tụ, đây là khoảng cách từ tiêu điểm F của thấu kính, đi tới quang tâm O của thấu kính, được ký hiệu là f và có đơn vị đo là cm.
Bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu khái niệm, đặc điểm cũng như cách nhận biết thấu kính hội tụ. Hy vọng sau khi xem bạn đã có cái nhìn chính xác về kiến thức vật lý này.
Comments 0