Cách nhận biết bị bỏ thuốc độc có khó không? Click xem bài viết này để tìm hiểu chi tiết về những dấu hiệu cho thấy mình đã trúng độc nhé.
Cách nhận biết bị bỏ thuốc độc có khó không? Click xem bài viết này để tìm hiểu chi tiết về những dấu hiệu cho thấy mình đã trúng độc nhé.
Đầu độc người khác là việc hết sức đáng sợ đã và đang xảy ra trong đời sống thường nhật của loài người. Nhiều vụ án thương tâm đã được ghi chép lại với nguyên nhân chính là trúng độc đã khiến bạn cảm thấy sợ hãi bởi tính nghiêm trọng của độc dược. Chính vì thế viết hôm nay Tài Chính Xuyên Việt sẽ mách cho bạn cách nhận biết bị bỏ thuốc độc để đảm bảo an toàn cho bản thân được tốt hơn. Bạn hãy dành thời gian theo dõi nhé!
Đặc điểm của thuốc độc là những chất gây hại cho cơ thể, qua da hay qua đường ruột. Trong khi nọc độc được truyền từ một vết cắn hay vết đốt thì thuốc độc lại được sản sinh một cách tự nhiên. Từ “độc dược” được sử dụng để mô tả những chất có hại nhằm nhấn mạnh đến sự nguy hiểm.
Paracelsus - bác sĩ, nhà thực vật học và là nhà giả kim thuật thời Phục hưng - từng lưu ý: “Mọi thứ đều là độc dược, vạn vật đều chứa độc. Sự nguy hiểm của chất độc phụ thuộc vào liều lượng”. Với liều lượng nhỏ, một số chất nguy hiểm sẽ vô hại. Ví dụ, thạch tín với liều nhỏ hợp lý có tác dụng kích thích tủy xương tạo máu nhưng với liều cao sẽ gây ngộ độc, có khi chết người. Theo ghi chép, Paracelsus là cha đẻ của độc dược. Ông đã tiến hành phân tích các loại chất độc, từ đó sử dụng hóa chất và khoáng chất trong y học.
Thuốc độc là những chất độc hại đối với cơ thể con người
>> Xem thêm bài viết:
Trong đông dược có các dược liệu độc, nguồn gốc từ thực vật lên đến 40 loại như ba đậu nam, bạch hoa xà, bán hạ nam, mã tiền và cà độc dược,… Ngoài ra còn có thuốc độc nguồn gốc từ động vật như rắn, rết, bọ cạp, nhện, bọ hung, ngô công, sâu ban miêu, cóc, toàn yết... Bên cạnh đó cũng có nhiều dược liệu độc nguồn gốc từ khoáng vật như bàng sa, duyên đơn, duyên phấn, hùng hoàng, kinh phấn, lưu hoàng, mật đà tăng, thần sa…
Còn trong tây y, người ta có quy định nhãn mác. Ví dụ, loại độc bảng A mang nhãn màu đen như morphin, atropin, digitalis…; loại mang nhãn màu đỏ ít độc hơn gọi là thuốc độc bảng B như sparteine… Đã gọi là thuốc thì khi sử dụng phải đúng liều, nếu quá liều đều gây hại cho cơ thể, còn nếu là độc dược thì có thể gây tử vong. Còn trong nông nghiệp thì đã có thuốc trừ sâu và diệt côn trùng…
Độc dược Tây Y có thể gây tử vong khi sử dụng
Bạn đã hiểu được khái niệm của thuốc độc thì đừng bỏ qua các cách nhận biết bị bỏ thuốc độc đã được chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé:
Buồn nôn và nôn đều là dấu hiệu ngộ độc điển hình. Lúc này, cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, gây ra những cơn nôn mửa kéo dài để bạn có thể “tống” tất cả những thứ trong dạ dày ra ngoài càng nhanh càng tốt. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bằng cách loại bỏ các tác nhân gây hại. Trong một số trường hợp, mức độ nôn giảm dần sau 48 giờ. Ngược lại, cũng có những trường hợp nôn mửa liên tục với mức độ tăng dần.
Cách nhận biết bị bỏ thuốc độc đơn giản nhất đó là dấu hiệu buồn nôn và nôn
Khi bị tiêu chảy, số lần đi ngoài sẽ tăng lên, phân nát, lỏng hoặc nặng hơn là phân lẫn máu. Tiêu chảy liên tục kèm theo nôn ói dễ dẫn đến mất nước, gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế cần bù nước và theo dõi người bệnh thường xuyên khi xuất hiện đồng thời 2 dấu hiệu trúng độc này.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, không phải lúc nào người bị trúng độc cũng cảm thấy đau bụng hay nôn ói đầu tiên. Có rất nhiều trường hợp, dấu hiệu bị bỏ độc sớm là vã mồ hôi liên tục, ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi, không vận động hoặc ngồi trong môi trường mát mẻ. Kèm theo dấu hiệu này, người bị trúng độc còn có cảm giác khát nước và khô môi.
Nếu bị bỏ độc, niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị kích ứng, dẫn đến viêm và đau. Từ đó nạn nhân đau bụng với biểu hiện là đau co cứng ở vùng bụng, đau dữ dội hoặc quằn quại từng cơn. Tuy nhiên, đau bụng còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi và quan sát biểu hiện đau bụng, để xác định do ngộ độc hay các bệnh lý khác.
Một dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng bị trúng độc cần chú ý đó là mạch đập nhanh, thở gấp hoặc có cảm giác khó thở. Nếu đi kèm là các biểu hiện như loạn nhịp tim, đau ngực, da tím tái... thì rất có thể tình trạng trúng độc đang trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Mạch nhanh, thở nhanh cũng là cách nhận biết bị bỏ thuốc độc
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp cho bạn đọc các cách nhận biết bị bỏ thuốc độc rất chi tiết. Hy vọng sau khi theo dõi bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức để bảo vệ an toàn cho bản thân.
Comments 0