Nếu vô tình bị kim tiêm đâm phải sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Xem ngay cách nhận biết khi bị kim tiêm đâm để có hướng xử lý an toàn.
Nếu vô tình bị kim tiêm đâm phải sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Xem ngay cách nhận biết khi bị kim tiêm đâm để có hướng xử lý an toàn.
Kim tiêm, ống tiêm được vứt bừa bãi ở ngoài môi trường, nếu không may sơ ý bị dẫm phải sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Đặc biệt có thể bị nhiễm HIV/AIDS nếu vô tình bị kim tiêm có dính máu của người bệnh đâm vào. Vậy làm sao để nhận biết được kim tiêm đâm? Bạn đọc cùng Tài Chính Xuyên Việt tìm hiểu và xem ngay cách nhận biết khi bị kim tiêm đâm để phát hiện sớm, có hướng xử lý kịp thời.
Cách nhận biết khi bị kim tiêm đâm không quá khó khăn. Thông thường bạn sẽ có cảm giác nhận thấy ngay sau khi bị kim tiêm đâm phải. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cụ thể, bao gồm:
Khi bị kim tiêm đâm có cảm giác đau tức thì, chảy máu ở vết thương
Ngoài cách nhận biết khi bị kim tiêm đâm thì bạn cũng cần phải biết cách xử lý vấn đề này. Bởi kim tiêm tiềm ẩn biết bao nhiêu vi khuẩn, bệnh tật gây hại cho sức khỏe. Nghiêm trọng nhất là nhiễm HIV/AIDS từ kim tiêm có dính máu của người bệnh sử dụng trước đó. Cách xử lý an toàn:
Khi bị kim tiêm đâm dính máu chứa các bệnh truyền nhiễm như HIV hay viêm gan B, người bệnh thường có tâm lý hoảng loạn, sợ hãi. Điều đầu tiên họ thường làm là nặn vết thương thật mạnh với mục đích nặn được nhiều máu ra khỏi vết thương. Tuy nhiên, hành động này hoàn toàn sai lầm.
Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn, máu
Hành động bóp, nặn vết thương sẽ khiến máu từ vị trí thương tổn nhanh chóng đi vào hệ tuần hoàn. Đồng thời, điều này sẽ khiến vết thương nặng hơn, gây viêm và làm tăng khả năng khiến virus phát tán vào cơ thể.
Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo rằng trong mọi trường hợp, không được nặn vết thương mà cần bình tĩnh xử trí đúng cách. Vì dù kim tiêm có máu chứa virus gây bệnh thì mầm bệnh cũng cần thời gian để xâm nhập và phát triển trong cơ thể. Khi đạp phải kim tiêm, bạn cần bình tĩnh và tiến hành xử lý vết thương theo các bước sau:
Trong vòng 24 giờ từ khi bị phơi nhiễm với vật lạ, bạn cần đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. Khi cán bộ y tế hỏi về đặc điểm vật gây thương tổn, hoàn cảnh tai nạn cũng như cách xử trí, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết.
>>Xem thêm:
Khi đến các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được tiến hành đánh giá nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu nguy hiểm như HIV, viêm gan B… Đồng thời, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước, độ nông sâu của vết thương.
Làm các xét nghiệm để phòng ngừa phơi nhiễm HIV/AIDS
Nếu vết thương nông, không sâu, chảy ít máu hoặc không chảy máu thì khả năng lây nhiễm thường thấp. Ngược lại, nếu vết thương rộng, sâu hay chảy nhiều máu thì nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh thường cao hơn.
Vì vậy, người bệnh cần làm các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu để chẩn đoán và điều trị bệnh nếu có. Các xét nghiệm thường quy được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Điều trị dự phòng sau khi bị phơi nhiễm HIV sẽ giúp ngăn chặn quá trình phát triển của virus cũng như giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh. Người bệnh có thể bắt đầu điều trị ngay cả khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Tuân thủ phác đồ điều trị và thời gian điều trị của bác sĩ sau khi bị kim tiêm đâm
Theo thống kê, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm mầm bệnh có hiệu quả kháng virus rất cao, lên tới 90 - 95% trong vài giờ đầu tới sau 3 ngày. Chú ý là hiệu quả điều trị sẽ giảm dần theo thời gian sau khi bị đâm bởi vật nhọn.
Thời gian điều trị dự phòng phơi nhiễm bệnh kéo dài liên tục 28 ngày. Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp các loại thuốc kháng siêu vi theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Hy vọng với cách nhận biết khi bị kim tiêm đâm và cách xử lý an toàn đúng chuẩn sẽ giúp bạn đọc biết được nhiều thông tin hữu ích. Quan trọng nhất khi bị kim tiêm đâm bạn cần bình tĩnh rửa vết thương dưới vòi nước sạch. Sau đó đến cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn truy cập vào trang Tài Chính Xuyên Việt để tìm và đọc thêm nhiều cách nhận biết hay khác nữa nhé.
Comments 0