Tình hình tại Dải Gaza đang trở nên vô cùng cấp bách khi mà người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột Israel - Hamas, Liên Hợp quốc đang thực hiện các động thải nhằm giúp đỡ dân thường tại khu vực này.
Tình hình tại Dải Gaza đang trở nên vô cùng cấp bách khi mà người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột Israel - Hamas, Liên Hợp quốc đang thực hiện các động thải nhằm giúp đỡ dân thường tại khu vực này.
Tình hình tại Dải Gaza đang trở nên vô cùng cấp bách khi mà người dân đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột Israel - Hamas, Liên Hợp quốc đang thực hiện các động thải nhằm giúp đỡ dân thường tại khu vực này.
Theo đó, ngày 16/4 (giờ địa phương), Liên Hợp quốc đã đưa ra một lời kêu gọi cấp bách, yêu cầu cộng đồng quốc tế đóng góp tổng cộng 2,8 tỷ USD để giúp đỡ người dân Dải Gaza bị ảnh hưởng nặng nề bởi bởi xung đột Israel - Hamas và người Palestine tại khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng.
Trong một cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc Văn phòng điều phối Các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp quốc tại các vùng lãnh thổ Palestine - Andrea De Domenico đã nhấn mạnh sự cấp bách của lời kêu gọi này, nhằm đáp ứng các nhu cầu nhân đạo cho khoảng 3 triệu người dân sống ở Bờ Tây và Dải Gaza đến cuối năm 2024, trong đó có khoảng 90% ngân sách dành cho Dải Gaza.
Liên Hợp quốc cảnh báo rằng hàng nghìn người dân Gaza đang phải đối mặt với nguy cơ về nạn đói, đặc biệt ở khu vực phía Bắc, nơi việc phân phối thực phẩm và viện trợ đang bị hạn chế. Ông De Domenico cũng đề cập đến việc chuyển hàng viện trợ trong Gaza vẫn gặp khó khăn do việc kiểm tra an ninh và một số đề xuất chuyển hàng cứu trợ của Liên Hợp quốc đã bị từ chối ở khu vực phía Bắc Gaza.
Theo ông De Domenico thì tình trạng nhân đạo hiện nay ở Gaza không chỉ liên quan đến lương thực, mà còn phức tạp hơn nhiều, khi cơ sở hạ tầng về nước, vệ sinh và y tế đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ nạn đói.
Cùng ngày, Cơ quan Liên Hợp quốc về Cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) đã báo cáo phát hiện nhiều quả bom nặng hơn 450 kg chưa phát nổ tại một số trường học sau khi quân đội Israel rút lui khỏi thành phố Khan Yunis ở khu vực phía Bắc Dải Gaza.
UNRWA cho biết các cơ quan Liên Hợp quốc đã dẫn đầu phái đoàn đánh giá tình hình tại Khan Yunis sau khi lực lượng Israel rút khỏi. Kết quả cho thấy có nguy cơ đáng kể về an toàn do vật liệu nổ chưa được loại bỏ, bao gồm các quả bom nặng hơn 450 kg trong các trường học và trên đường.
Bên cạnh đó, UNRWA nhấn mạnh rằng hàng nghìn người dân Gaza được sơ tán cần phải có một loạt hỗ trợ khẩn cấp, bao gồm thực phẩm, y tế, nước sạch và vệ sinh.
Đầu tháng 4, Liên Hợp quốc đã thông báo rằng Dải Gaza sẽ mất hàng triệu USD và mất nhiều năm để xử lý vấn đề ô nhiễm do bom mìn chưa nổ. Trong một tuyên bố, người đứng đầu Cơ quan Hành động bom mìn Liên Hợp quốc - Charles Birch cho biết các chuyên gia ước tính cần khoảng 45 triệu USD để khắc phục hậu quả bom mìn và giải phóng đất đai tại Gaza.
Về tình hình Gaza, Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã cáo buộc Israel tiếp tục áp đặt các biện pháp hạn chế "bất hợp pháp" đối với viện trợ nhân đạo cho Gaza. Trong khi Israel khẳng định rằng các biện pháp này đã được nới lỏng.
Số lượng hàng viện trợ thực tế được đưa vào Gaza đang là một vấn đề gây tranh cãi. Israel và Mỹ cho biết dòng viện trợ đã tăng lên trong những ngày gần đây, nhưng các cơ quan Liên Hợp quốc đánh giá số hàng viện trợ này vẫn thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân Gaza.
Israel luôn phủ nhận hành vi cản trở công tác cứu trợ nhân đạo cho Gaza và đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng sau vụ tấn công nhầm đoàn xe viện trợ quốc tế vào hôm 1/4 vừa qua khiến 7 nhân viên cứu trợ thiệt mạng.
Comments 0